Loading...

Chuyển ngành và chọn nghề

Chuyển ngành và chọn nghề

Share This Post

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on email
Reading Time: 8 minutes

Hạnh Ngân – cô gái với chiều cao của một “hoa hậu” cùng khả năng “siêu hướng ngoại”, đó là những ấn tượng ban đầu của tôi về em ấy khi được gặp gỡ và lắng nghe câu chuyện về hành trình “Chuyển ngành – chọn nghề” của em trước quyết định lựa chọn Base là môi trường phát triển tiếp theo.

Tôi được biết trước đây, Ngân từng là Trợ lý Giám đốc sản phẩm tại một tập đoàn lớn, nơi em có một phạm vi công việc rộng nhất và học hỏi nhiều điều mới mẻ qua quá trình làm việc với các cấp C-level.

Công việc cũng khá “fancy” với thu nhập lúc đó ổn chứ em ha?

Vâng, đúng chị ạ. Tuy nhiên, sau một thời gian, em nhận ra rằng áp lực từ công việc cùng những tác động khách quan từ môi trường đã ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và tinh thần. Điều này làm em tự hỏi: 

Liệu đây có phải là con đường phát triển mà mình thực sự mong muốn? 

Mình có thật sự “Happy & Enjoy” với công việc mà mình cống hiến đến 12 giờ mỗi ngày?

Và tương lai của mình sẽ như thế nào?”

Hành trình chuyển ngành & chọn nghề của em ấy bắt đầu từ đó…

Cú hích nào để em đưa ra quyết định thay đổi công việc mới?

“Sau hơn một năm làm Trợ lý Giám đốc, em đã tiếp cận nhiều kiến thức và học hỏi từ các lãnh đạo cấp cao. Bên cạnh đó, em bị đẩy đến khá nhiều công việc không tên, thiếu chuyên môn. Nhận ra áp lực và cảm xúc tiêu cực dồn nén, nhìn lại chặng đường hơn 1 năm qua, em đã dành thời gian để xác định lại thế mạnh và hướng phát triển tiếp theo, từ đó tìm thấy sự đam mê với việc nghiên cứu đặc biệt là về thị trường, đối thủ và sản phẩm. Đây là một trong những phần mà em được trải nghiệm ở công việc trước đó.

Em bắt đầu tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực nghiên cứu, tuy nhiên gặp khá nhiều khó khăn do công việc này cần nhiều nguồn lực. Chợt một ngày, em nhìn thấy JD của vị trí Business Analyst tại công ty Product, với từ khóa Research, khiến em rất hứng thú. Ngay lập tức, em ứng tuyển và giờ đã gần một năm làm Business Analyst tại Base. Trải nghiệm tại Base mang lại nhiều khoảnh khắc “Wow” và là hành trình Unlearn – Relearn – Learn đầy ý nghĩa”. Ngân chia sẻ

Hành trình “Learn” của em tại Base diễn ra như thế nào?

“Hành trình “learn” bắt đầu từ sự khác biệt khi em đảm nhận công việc mới. Trước đây khi làm việc tại một big firm, em thường chỉ nhận nhiệm vụ từ cấp trên, ít có cơ hội thay đổi và gần như không thể đóng góp ý tưởng sáng tạo. Thời gian đó, em có mindset chờ đợi và phụ thuộc nhiều vào quản lý và chỉ tập trung hoàn thành tốt công việc được giao, sẵn sàng nhận thêm nhiệm vụ mới để phát triển. Mặc dù khối lượng công việc tăng lên, nhưng kiến thức chuyên môn em tích lũy được lại khá hạn chế. Trải nghiệm đa dạng tại đây giúp em hiểu đâu sẽ là công việc mà mình thực sự hứng thú. 

Cũng thật may mắn khi tìm kiếm được một môi trường như Base và ít nhất khi bắt đầu với một vị trí chuyên môn em không phải bắt đầu từ con số 0. Em cảm thấy thật sự “enjoy” với vị trí Business Analyst tại một công ty Product Centric Leading B2B SaaS. “Enjoy” để “learn” những kiến thức & kỹ năng khi tham gia vào toàn bộ quy trình phát triển từ việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu người dùng đến việc đề xuất giải pháp cho bài toán về quản trị. Tiếp tục cùng với các Software Engineer phát triển giải pháp thành hình, cùng tester verify lại chất lượng và release đến khách hàng, trực tiếp nhận feedback của khách hàng để tiếp tục cải tiến và phát triển nhu cầu mới. Ngoài việc được tham gia đóng góp vào toàn bộ quy trình phát triển một phần mềm thì em thật sự được để tâm và cố gắng chỉn chu từ giao diện đến từng trải nghiệm của người dùng cuối trong sản phẩm. Ngoài công việc ra thì môi trường làm việc ở Base thật sự “tử tế ”, hội tụ những con người có chung một đam mê với việc phát triển sản phẩm, đó chính là Product Love – thứ mà chỉ có ở môi trường của Product Centric. “Ownership – Supportive – Responsible” là 3 tính từ mình cảm nhận được ở những người đồng nghiệp bên cạnh tinh thần work hard. Với cấp trên, em được lắng nghe, đề xuất và ghi nhận ý kiến, đóng góp vào bài toán chung mà team đang giải quyết. Đặc biệt là tại Base nơi em được trao cơ hội để thử – sai và làm lại, đây cũng là đặc thù của môi trường phát triển sản phẩm.” Ngân chia sẻ

Tại sao đây lại là đặc thù của môi trường phát triển sản phẩm?

“Đó là một mindset mà mỗi Product-ers trong Khối đều hiểu và được truyền lại bởi thế hệ của những “người anh cả” đó là: Xây dựng sản phẩm là cả một hành trình dài với nhiều thách thức và không có một công thức nào đảm bảo sản phẩm thành công. Nhưng khi thực sự đặt sự nỗ lực, cố gắng không ngừng cũng như cái “tâm” và niềm tin vào thứ mà chúng ta làm, thì khách hàng cũng sẽ sẵn sàng trải nghiệm và đặt niềm tin vào sản phẩm. Sản phẩm sẽ luôn tốt hơn mỗi ngày sau mỗi lần thử và sai, sau mỗi feedback của người dùng và tâm thế lắng nghe khách hàng của người làm sản phẩm. Chính những trải nghiệm thử nhanh và sai nhanh sẽ giúp mình có hướng đi tiếp theo cho sản phẩm.” 

Bên cạnh Learn những thứ mới, thì Unlearn là khi em cần chấp nhận thay đổi tư duy: Môi trường này cho phép em được sai. Dù sai nhưng đó cũng là một quá trình quý giá khi em được tự đề xuất, triển khai, tự va vấp để thấy kết quả và trưởng thành từ những bài học của thất bại. Chính những trải nghiệm này là nền tảng giúp em phát triển vượt bậc.

Trước đây, em thực hiện công việc research theo một quy trình khá chuẩn chỉ được vẽ sẵn ra rất chuyên nghiệp nhưng cùng với công việc đó khi sang Base, em cần hiểu mọi thứ vận hành thế nào, để có thể tự đưa ra những bước làm nhanh – tinh gọn – ít chi phí nhưng hiệu quả của giải pháp thì tương đương. Bởi vậy, em hiểu rằng “shortcut” nằm ở chính mình. Chính khả năng tự học hỏi, thích nghi và cải tiến quy trình làm việc đã tạo ra sự khác biệt lớn. 
Hành trình này không chỉ giúp em nâng cao hiệu suất làm việc mà còn tạo ra niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Em cảm thấy tự tin hơn khi đối diện với những thất bại và thấy rằng mỗi lần vấp ngã lại là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Từ thay đổi tư duy đến việc cần thích nghi với “thất bại” đó chính là “relearn”.

Hiện tại, khi đã vượt qua giai đoạn chênh vênh, em cảm thấy lối đi trở nên rõ ràng hơn. Em đã dám bước ra khỏi vùng an toàn, một quyết định không hề dễ dàng nhưng thật sự cần thiết. Trước đây, vùng “an toàn” này có thể mang lại cho em một công việc ổn định với thu nhập cao, nhưng nó không còn đủ để thỏa mãn khao khát phát triển bản thân. Cảm giác an toàn trở nên ngột ngạt khi em ao ước được khám phá và học hỏi nhiều hơn.

Khao khát được sống thật với bản thân đã dẫn dắt em đến một vùng đất mới, nơi em có thể theo đuổi đam mê. Em nhận ra rằng hạnh phúc thực sự đến từ việc làm công việc mà mình yêu thích: phát triển sản phẩm và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Sự kết hợp giữa đam mê và công việc đã tạo ra động lực mạnh mẽ, khiến em cảm thấy phấn chấn mỗi ngày. Bên cạnh đó, em cũng hiểu rằng để thành công, mình cần không ngừng trau dồi kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Những lần thất bại và sai lầm chính là những bài học quý giá nhất, giúp em nhận ra những điều cần cải thiện và tích lũy kinh nghiệm.

Em của hiện tại đang trên hành trình tìm kiếm bản thân và khám phá tiềm năng mới. Sự tự tin đang dần được xây dựng, và em rất hào hứng với những thách thức phía trước. Vùng đất mới không chỉ mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp mà còn là nơi để em thể hiện cá tính và những giá trị mình tin tưởng. Hành trình này chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm và đam mê, em tin rằng mình có thể biến ước mơ thành hiện thực. Em sẽ không ngừng học hỏi, khám phá và chấp nhận cả những sai sót, bởi chính những trải nghiệm đó mới làm cho hành trình trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.

Vậy tương lai 3-5 năm tới, em mong muốn trở thành thành ai? 

Hiện tại, em có thể xác định được mục tiêu của mình là trở thành một Product Manager, với tư duy đúng đắn và chuyên môn vững vàng. Trong vai trò này, em hy vọng sẽ góp phần vào thành công của đội ngũ, giúp mọi người đạt được mục tiêu và mang đến những sản phẩm chất lượng nhất cho người dùng. Sự hài lòng của người dùng sẽ luôn là động lực thúc đẩy em không ngừng hoàn thiện.

Bên cạnh đó, hình mẫu lý tưởng của em là một cuộc sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Đối với em, sự cân bằng này không phải là làm việc đến hết giờ rồi về nhà, mà là một mối liên kết hài hòa giữa công việc và cuộc sống. Mỗi khía cạnh đều có thể hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra một môi trường tích cực và sáng tạo. Tùy vào từng giai đoạn trong cuộc sống, sẽ có những ưu tiên khác nhau, và việc điều chỉnh sao cho phù hợp là rất cần thiết. Khi có một công việc mà mình thực sự đam mê, làm việc bằng tất cả tâm huyết, mình sẽ không cảm thấy mệt mỏi. Năng lượng tích cực từ công việc sẽ lan tỏa, mang lại cho cuộc sống nhiều sắc màu hơn. Qua đó, mình không chỉ phát triển bản thân mà còn tạo ra ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Hành trình này vì thế, sẽ là một trải nghiệm ý nghĩa và đáng giá!

“Dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình, thử sức với những thứ mới để tìm thấy đam mê trong từng trải nghiệm. Đó chính là câu trả lời cho: Tương lai bạn sẽ trở thành ai?” Đó là thông điệp mà tôi nhận được khi trao đổi cùng Hạnh Ngân. Tìm được môi trường phù hợp cũng như “cá gặp nước” vậy. Chúc em sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời cùng Base!

————————————————————

#ChangeMindset #ChangeMyself # MyStory 

#YoungTalents là chuỗi bài chia sẻ câu chuyện về hành trình thay đổi của mỗi talent trong Khối Phát triển sản phẩm tại Base. Dù là trước khi đến Base, sau khi đến Base hay Base là nơi giúp bạn hoàn thiện và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình thì đó đều là câu chuyện được kể bởi lăng kính của chính bạn. 

Đăng ký nhận thông tin

Tin tức, sản phẩm, công nghệ của Base

More To Explore

Chuyển ngành và chọn nghề
Chuyện Product

Chuyển ngành và chọn nghề

Reading Time: 8 minutes Hạnh Ngân – cô gái với chiều cao của một “hoa hậu” cùng khả năng “siêu hướng ngoại”, đó là những ấn tượng ban đầu