Loading...

Khởi nguồn của chặng đường đi tìm lời giải tốt hơn cho những bài toán của doanh nghiệp

Share This Post

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on email
Reading Time: 8 minutes

Đạt thành tích cao trong lĩnh vực Toán học và có tương lai rộng mở ở Mỹ sau khi tốt nghiệp Đại học Stanford danh giá, nhưng Phạm Kim Hùng lại tìm thấy hướng đi cho riêng mình ở quê nhà: Xây dựng một nền tảng quản trị và cung cấp những giải pháp công nghệ cho các bài toán của doanh nghiệp.

Đoạt cú đúp huy chương tại 2 kỳ thi Olympic Toán Quốc tế, giành suất học bổng toàn phần tại Đại học Stanford danh giá, và là tác giả cuốn sách Sáng tạo bất đẳng thức được xuất bản bằng 4 thứ tiếng trên thế giới, Phạm Kim Hùng được cộng đồng Toán học trong nước thời đó biết đến rộng rãi với danh hiệu “chàng trai vàng trong làng Toán”.

Thế nhưng, không giống với những du học sinh tài năng khác, sau khi tốt nghiệp Đại học Stanford vào năm 2013, Phạm Kim Hùng từ bỏ tất cả cơ hội tại Mỹ để về nước khởi nghiệp. Năm 2016, chàng trai gốc Nam Định sáng lập ra Base.vn – Nền tảng SaaS đầu tiên trong khu vực được xây dựng để thống nhất quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp từ nhân sự, quản lý công việc, tài chính cho đến Sales và Marketing.

Hiện nay, Base đã trở thành nền tảng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông. Anh có thể chia sẻ rõ hơn ý tưởng xây dựng nền tảng SaaS từ hơn 5 năm trước hay không?

SaaS, viết tắt của Software-as-a-Service, thực ra là một khái niệm đã phổ biến trên thế giới từ nhiều năm nay. Điểm đặc biệt quan trọng của SaaS là tập trung giải quyết những bài toán kinh điển, nhằm tìm ra lời giải tốt hơn cho người dùng, thay vì đi tìm một bài toán mới hoặc cố gắng hình thành nên một nhu cầu mới trong xã hội.

Các bài toán mà doanh nghiệp gặp phải cũng tương tự vậy, đó là những “nỗi đau” đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa có một lời giải tối ưu nào. 5 năm trước, chúng tôi đã nhận ra rằng không thể quẩn quanh trong câu chuyện khách hàng gặp vấn đề gì, bởi vì vấn đề thì ai cũng đã thấy rõ. Câu hỏi lúc đó là liệu có lời giải nào tốt hơn cho những bài toán hay không? Chúng ta cần tập trung vào việc làm sao để mang lại giá trị nhiều hơn cho khách hàng.

Với B2B SaaS thì càng không phải là những phần mềm đánh vào cảm xúc hoặc khơi gợi sự tò mò thích thú. Chúng ta cần bàn đến câu chuyện: Vậy thì rốt cuộc nó giải quyết được vấn đề gì, tháo gỡ được khó khăn nào của doanh nghiệp, thậm chí nó giúp họ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian, tối đa được bao nhiêu nguồn lực, có giúp doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn không?

Đó là những câu hỏi khởi nguồn cho ý tưởng hình thành nên nền tảng Base, và chúng tôi được quyền nghĩ nhiều hơn về những giá trị mình mang lại.

Anh có thể giải thích một cách dễ hiểu hơn về mô hình nền tảng quản trị cho doanh nghiệp được không?

Nền tảng quản trị chính là việc chúng ta nhìn nhận các bài toán quản trị một cách khoa học và có tính hệ thống. Nó không xuất phát từ những vấn đề mang tính tình huống, nảy sinh bất chợt hàng ngày, cũng không đi theo tư duy gặp đến đâu giải quyết đến đó.

Tư duy nền tảng chính là việc chúng ta cần hoạch định cụ thể những thứ doanh nghiệp gặp phải là gì, những bài toán nào là quan trọng và căn bản, những vấn đề nào là cốt lõi và thứ yếu, sau đó lựa chọn những gì cần “fix” một cách logic ngay từ đầu.

Khi chúng ta hình dung được cả vòng đời của một doanh nghiệp sẽ gặp phải những bài toán gì, thì nền tảng quản trị về công nghệ chính là việc mô hình hóa, cụ thể hóa những bài toán đó thành những sản phẩm tương ứng, để doanh nghiệp có thể áp dụng hiệu quả cho từng giai đoạn tăng trưởng.

Có nghĩa là chúng ta cần tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn tổng thể, nếu vậy sẽ có một giải pháp all-in-one, hay vẫn cần nhiều giải pháp cho từng vấn đề cụ thể?

Đòi hỏi một giải pháp all-in-one như bạn nói chính là sai lầm của nhiều người, và cũng là “nỗi đau” của nhiều chủ doanh nghiệp. 

Chúng ta tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn tổng thể, nhưng khi giải quyết thì phải thật chuyên sâu. Bởi vì, mỗi doanh nghiệp đều có hàng nghìn vấn đề cần phải giải quyết, và lãnh đạo nào cũng mong muốn rằng vấn đề đó một khi đã “fix” thì phải được giải quyết một cách triệt để nhất, để sau này họ không cần phải bận tâm nữa.

Với B2B SaaS, cần phải có một phương pháp luận đúng và một cách thức đúng ngay từ đầu, thay vì làm theo kinh nghiệm, bản năng hoặc những thứ chỉ đúng trong phạm vi mà chúng ta có thể nhìn thấy. Bởi nếu chúng ta làm sai, vừa làm vừa sửa, sửa mãi vẫn không sửa được thì doanh nghiệp sẽ lãng phí rất nhiều nguồn lực và thời gian. 

Khi làm theo một phương pháp luận đúng kết hợp với một công cụ hiệu quả thì mọi thứ sẽ vận hành hiệu quả. Nếu thiếu một trong 2 thì nó đều có thể mang đến rủi ro.

Tất cả chúng ta đều nhận thức được: Để giải quyết vấn đề dưới góc nhìn tổng thể thì chúng ta phải giải quyết triệt để từng bài toán nhỏ một cách chuyên sâu.

Không có thứ gọi là “giải pháp tổng thể” khi bàn đến tính hiệu quả của phần mềm B2B SaaS. Nếu một sản phẩm có thể giải quyết tất cả mọi thứ, thì nó đã sai về mặt phương pháp luận rồi. Vậy còn “nền tảng tổng thể” là gì? Chính là xây dựng một hệ sinh thái mà trên đó có tất cả mọi thứ. Chúng ta có thể sử dụng độc lập những ứng dụng trên nền tảng nhưng cũng có thể kết nối chặt chẽ bất cứ lúc nào cần.

Chúng ta cần phải phân biệt thật rõ hai khái niệm: Giải pháp tổng thểNền tảng tổng thể.

Ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã xác định rằng sẽ không gói gọn Base trong một sản phẩm, thay vào đó, chúng tôi đã xây dựng một hệ sinh thái, tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn tổng quan, nhưng chọn cách giải quyết triệt để và chuyên sâu từng bài toán.

“Tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn tổng quan, nhưng chọn cách giải quyết triệt để và chuyên sâu từng bài toán” là lý do mà trên nền tảng Base có rất nhiều các ứng dụng khác nhau và mỗi ứng dụng tập trung giải quyết một bài toán?

Đúng vậy. Việc tạo ra nhiều ứng dụng trên cùng một nền tảng là cách tiếp cận rất chủ động của chúng tôi. Bản chất ở đây là khi khách hàng tìm đến một giải pháp công nghệ, họ phải biết được họ đang gặp bài toán nào. Sở dĩ, phát triển sản phẩm theo hướng này xuất phát từ mục đích: Để khách hàng lựa chọn sử dụng công nghệ từ chính những “nỗi đau” của họ, chứ chúng tôi không phát triển một giải pháp tổng thể chung chung.

Mặt khác, ở mỗi một giai đoạn khác nhau và với mỗi quy mô khác nhau, doanh nghiệp sẽ gặp phải những bài toán khác nhau. Có những bài toán mà thời điểm này họ chưa gặp, mà phải 3-5 năm sau đó mới gặp, thì không có lý do gì chúng ta lại gộp chung tất cả các giải pháp và đưa vào cùng một sản phẩm, rồi bán cho khách hàng trong khi họ chưa cần dùng tới. Thực tế cũng đã chứng minh rằng tất cả những nỗ lực mà chúng ta tiếp cận khách hàng theo hướng là một giải pháp all-in-one đều không thực sự hiệu quả.

Tôi cho rằng việc tạo ra nhiều ứng dụng có tính chuyên môn hóa cao trên một nền tảng tổng thể có khả năng kết nối vô hạn sẽ giúp khách hàng có thể giải quyết lần lượt từng bài toán, sau đó vẫn có thể tích hợp mọi thứ họ muốn trên một nền tảng chung. Có nghĩa là việc tích hợp không giới hạn trong khả năng của Base mà nằm trong khả năng tưởng tượng của khách hàng.

Điều đó sẽ đúng với những doanh nghiệp đã xác định được bài toán của mình rồi, vậy còn những doanh nghiệp chưa tự xác định được vấn đề hoặc không thực sự hiểu rõ mình nên làm gì ở bước tiếp theo thì sao, bởi công nghệ B2B SaaS mới chỉ phổ biến vài năm gần đây và khái niệm chuyển đổi số còn mơ hồ trong tư duy của rất nhiều người?

Đây cũng là điều mà chúng tôi cần phải nỗ lực để làm: Giúp khách hàng hiểu được bài toán của chính họ. 5 năm trước, B2B SaaS còn là thuật ngữ mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng không phải vì nó mới mà chúng ta có quyền tiếp cận sai hướng. Nhất là khi mà chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới.

Rõ ràng là rất nhiều quốc gia đã làm và đã trải qua giai đoạn thử sai rồi, và nhiều quốc gia trong số đó đã rút ra được cách làm tối ưu nhất. Vậy thì không lý gì chúng ta lại dẫn dắt khách hàng đi vào sai lầm nữa, để rồi sau này họ phải “đập đi xây lại” và phải chuyển qua một sản phẩm khác. Điều này không tốt cho sự phát triển của một doanh nghiệp.

Mong muốn của chúng tôi là dẫn dắt dắt khách hàng lựa chọn được những thứ tốt nhất và phù hợp nhất ngay từ đầu, không chỉ để giải quyết cho những bài toán hiện tại đang gặp phải mà là cho 3 – 5 năm tiếp theo. Chúng ta phải làm sao để họ trở thành những người “master” trong lĩnh vực của họ, thay vì họ phải tiếp cận một thứ rất chung chung.

Và đó là sự nỗ lực từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực để hiểu họ cần gì và công nghệ nào có thể giúp họ giải quyết những vấn đề đó một cách tốt nhất.

Vậy để lựa chọn được những sản phẩm công nghệ tốt, doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Có 3 lưu ý mà tôi muốn nhấn mạnh:

Khả năng usabilitytức là tính khả dụng của sản phẩm, nói một cách đơn giản thì đó chính là sự tiện lợi và dễ dàng, mọi người đều có thể áp dụng nó để mang lại hiệu quả cho công việc. Thậm chí yếu tố này còn quan trọng hơn cả mong muốn của ban lãnh đạo, bởi nếu không ai sử dụng được sản phẩm thì sẽ không có giá trị hay hiệu quả nào được tạo ra cả.

Tính specialization: tính chuyên môn hóa cao, sản phẩm cần phải đáp ứng một cách chuyên sâu và đi vào nghiệp vụ cũng như công việc hàng ngày. Nó phải giải quyết trọn vẹn và tối ưu được một bài toán cụ thể.

Tính highly connectednghĩa là một ứng dụng phải có khả năng kết nối với các sản phẩm khác trên cùng một nền tảng, và nền tảng đó cho phép mở rộng và tích hợp khi cần thiết.

Tôi muốn nhấn mạnh lại một điều: Công nghệ có thể tạo ra giá trị ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Công nghệ quyền lực hơn chúng ta nghĩ. Rất nhiều sản phẩm của Base khi được khách hàng tin tưởng và sử dụng, đã mang lại những hiệu quả không ngờ, theo nhiều cách nhau mà đôi khi chính chúng tôi cũng không ngờ tới.

Nguồn: https://cafebiz.vn/ceo-base-pham-kim-hung-guong-mat-vang-lang-toan-mot-thoi-va-chang-duong-di-tim-loi-giai-tot-hon-cho-cac-bai-toan-hien-huu-cua-doanh-nghiep-viet-20191127114114956.chn

Đăng ký nhận thông tin

Tin tức, sản phẩm, công nghệ của Base

More To Explore