Loading...

Share This Post

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on email
Reading Time: 4 minutes

Khi phỏng vấn các bạn sinh viên mới ra trường, tôi thường hỏi các bạn câu hỏi: “Em thấy học đại học như thế nào và có giúp ích cho em hay không?” Mặc dù câu trả lời khác nhau, nhưng tựu chung trong một trong hai kiểu: Các bạn điểm cao sẽ nói học đại học là tốt, là hữu ích, là cần thiết cho tương lai. Các bạn điểm thấp sẽ nói học đại học rất chán, phần lớn không giúp ích được gì nhiều vì phải học các môn học vô bổ.

Đa phần các bạn phỏng vấn ở Base đều nằm trong top 5 trường đại học hàng đầu Việt Nam.

Việc có sự phân biệt quan điểm rõ ràng như vậy là điều dễ hiểu. Không chỉ bởi vì chương trình đại học ở Việt Nam quá dễ và không có tính chất phân loại cao, điều đáng nói hơn là kết quả của việc học (bằng cấp, kết quả, điểm số) ngày càng trở nên không có giá trị trong mắt cả sinh viên lẫn nhà tuyển dụng. Đây là điều rất tệ.

Khá đông các bạn trẻ coi giảng đường đại học là một cấp 3+1, để được đi học, được dạy bảo, thay vì ý thức rằng đây là thời điểm quan trọng trước khi ra trường lập nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phàn nàn về việc sinh viên ra trường buộc phải được đào tạo lại trước khi làm việc, thực ra tôi cho rằng chuyện này bình thường nhưng điều phải bận tâm là sự chủ động và cách hành xử của các bạn trước những trách nhiệm của chính mình – vốn ít khi được mài dũa ở giảng đường đại học.

Ở góc nhìn khác, nhiều người cho rằng học không có giá trị gì cả. Rằng Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg (hay bầu Đức VN) bỏ học vẫn thành công thì mình cần học làm gì? Rằng phần lớn những thứ học trong trường không bao giờ áp dụng được trong thực tế. Vậy nên học ít hay học nhiều đều như nhau cả. Đây là common fallacy (availability bias / survivorship bias). Đến học ở các trường Ivy league và bạn sẽ hiểu sự cần mẫn, khắc nghiệt và hiếu học là như thế nào.

Và đừng ngạc nhiên khi biết rằng tất cả những trường đại học top đầu thế giới cũng sẽ dạy bạn những thứ chẳng thể nào áp dụng sau này trong cuộc sống! Nhưng bạn vẫn cứ phải học!

Vậy học để làm gì? Học đơn giản là việc riêng của mỗi cá nhân, giúp tư duy tốt hơn và tạo cơ hội cho chính bản thân mình. Đó là việc riêng vì chỉ mang lại lợi ích cho bản thân chứ tuyệt đối không tạo ra bất kỳ giá trị gì cho những người khác. Chính vì thế, học thế nào, ra làm sao là chuyện mỗi người phải tự giải quyết và có trách nhiệm.

Nhiều bạn “học giỏi” (điểm cao, giải quốc gia, quốc tế, học các trường top quốc tế) cho rằng mình “giỏi” và phải được tạo điều kiện / cơ hội / favors hơn những người khác. Theo chọn lọc tự nhiên, những người như vậy sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhưng đến khi nào bạn vẫn giữ quan điểm “phải được thế” thì sớm muộn cũng sẽ thất vọng.

Mặc dù vậy, ở bất kỳ thời điểm nào, kết quả học tập đều quan trọng (dù không phải là thứ duy nhất quan trọng). Có nhiều cách khác, nhưng bất kỳ cách nào cũng đòi hỏi sự nỗ lực, mồ hôi và cố gắng không ngừng.

Rất nhiều “chuyên gia” nói về việc học để tự do tư tưởng, học ít, trải nghiệm nhiều, và phủ nhận sự quan trọng của điểm số. Đây là một điều vô cùng ngớ ngẩn, ngớ ngẩn như việc nhiều gia đình mặc nhiên coi trách nhiệm giáo dục thuộc về nhà trường. Mặt khác, nhiều người làm chính sách loay hoay với việc sửa đổi chương trình sách giáo khoa: giảm tải chỗ này, tăng chỗ kia. Đây là một sự tối ưu không hiệu quả. Điều cần hơn là làm thế nào để một tấm bằng đại học trở nên có giá trị và đáng trân trọng sau khi ra trường.

Khi đó thi cử (nghiêm túc, không hình thức) và một chương trình học có tính phân loại cao (đủ khó) là hai thứ cần phải ưu tiên nhất.

Trong cuốn sách Game Theory At Work, có đoạn ông dean of Stanford School of Education chia sẻ một quan điểm giáo dục rất thú vị: Học tốt là một good label của sự kiên trì. Tôi và anh đều biết nhiều môn học chẳng dùng được ở đâu, nhưng việc anh có thể hoàn thành một chương trình học rất khó với một điểm số cao thể hiện anh là một người kiên trì. Vì vậy anh sẽ luôn được trao nhiều cơ hội hơn người khác. Nhưng cũng đừng nhầm lẫn và tự cho rằng “học giỏi” là giỏi. “Giỏi” chỉ có ý nghĩa khi anh chứng minh được trong thực tế công việc và tạo được giá trị cho mọi người xung quanh.

Ở Việt Nam, thứ cần làm đầu tiên để đổi mới giáo dục là làm thế nào để giáo dục là một thứ “labels” ngày càng tốt lên, chứ không phải tình trạng như hiện nay.

=====

Trong một ngày đàm luận việc học hành với người anh đáng kính và học rất giỏi – A0 + Cambridge + Stanford. Học từ anh Hưng về Asymmetric Information và lý thuyết của các “labels”.

Nguồn: https://www.facebook.com/hung.stanford/posts/10156733100851885

Đăng ký nhận thông tin

Tin tức, sản phẩm, công nghệ của Base

More To Explore