Thông minh, học giỏi, tham gia các cuộc thi triết học, khởi nghiệp, leadership cấp Quốc gia và đều đoạt giải cao nhất, tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam với tấm bằng Xuất sắc, tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Bournemouth – United Kingdom với tấm bằng Giỏi, Trần Tuấn Anh Nghĩa là một hình tượng “con nhà người ta” trong truyền thuyết. Trong tưởng tượng của chúng tôi, Nghĩa sẽ là một chàng trai “mọt sách” và rất “khô khan, lý thuyết”, tuy nhiên, thực tế là con người Nghĩa đầy thú vị, sự thú vị được tạo nên từ những “ trải nghiệm và ngã rẽ” hết sức bất ngờ trong cuộc đời anh: Từ việc “play for living” bằng Poker khắp 20 casino tại Anh, tới vai trò một “cán bộ gương mẫu” tại Sở chứng khoán HOSE, rồi từ bỏ tất cả để trở thành một Business Consultant tại Base.
Profile: Thạc sỹ Trần Tuấn Anh Nghĩa tốt nghiệp ngành Quản trị đổi mới và khởi nghiệp tại đại học Bournemouth, Anh Quốc. Là một trong những nhân sự đầu tiên tham gia vào thị trường miền Nam của Base Enterprise, anh Nghĩa đã tích lũy kinh nghiệm tư vấn – triển khai cho hơn 400 Doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, quy mô khác nhau. Có thể kể đến: SIP Corp, Vòng Xanh (xedap.vn; xedien.vn), Soc&Brothers, GotecLand, Himlam Land, Thiên Nam Hòa, Long Beach Pearl,…
1. Điều gì khiến Nghĩa lựa chọn Base và ở lại tới tận bây giờ?
Lúc đầu, lý do chọn Base là một sự tình cờ và chưa hề có sự suy nghĩ và nghiên cứu kỹ lưỡng nào. Thời điểm đó, khi vừa nghỉ việc ở HOSE, mình được một người bạn bảo “ở Base các sếp chơi Poker giỏi lắm” nên mình apply thử, đơn giản chỉ vì Poker là một trong những thứ mình tự tin nhất.
Và rồi, mình thực sự khao khát muốn vào Base sau khi phỏng vấn với anh Viển và anh Hùng.
Lúc phỏng vấn với anh Viển, mình, từ một người rất tự tin vào năng lực, mới nhận ra là mình quá nhỏ bé và non nớt trong lĩnh vực SaaS và Sale B2B, chính anh Viển là người đã giúp mình nhận ra “núi cao còn có núi cao hơn”. Quả thực, sau cuộc phỏng vấn với anh Viển, lần đầu tiên trong đời, mình nghĩ mình sẽ trượt phỏng vấn.
Còn trong buổi phỏng vấn với anh Hùng, mặc cho mình thao thao bất tuyệt về việc “bán bản thân”, anh Hùng vẫn chỉ tập trung code, dường như mọi thứ xung quanh anh chỉ là “phù du”, dường như mọi điều mình cố gắng “show ra” đều không hề có trọng lượng. Cuối buổi, anh Hùng chỉ hỏi mình duy nhất 1 câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn “Tại sao anh nên chọn em?”
Lúc đó thực sự mình rất shock, *cười, đó là lần thất bại đầu tiên của mình trong một thời gian dài. Cảm giác tự tin của mình hoàn toàn đổ vỡ vì 2 sếp khiến cho mình cảm thấy bản thân còn rất “yếu kém và nhỏ bé”. Và với bản chất “hiếu thắng” của một người trẻ, mình quyết định Base phải vào Base bằng được
Và đó là lúc câu chuyện bắt đầu.
Bây giờ khi nhìn lại, mình cảm thấy lúc đó rất “trẻ trâu, ngu ngốc và hiếu thắng”. Nhưng mình cũng cảm ơn bản thân mình lúc đấy, vì nếu không, mình đã không vào Base, đã không có mình như bây giờ.
2. Góc nhìn của Nghĩa về một phần mềm công nghệ tốt là gì?
Cách đây khoảng 5 năm, thời điểm mình mới nhập học ở Bournemouth Uni, mình có cơ hội đọc cuốn tiểu thuyết The Fountainhead (Suối Nguồn) của Ayn Ran (ai chưa đọc thì nên đọc, cuốn tiểu thuyết rất hay). Nội dung chính xoay quanh tình yêu, định kiến xã hội, đam mê vĩ cuồng và thành công. Tuy nhiên, cuốn sách cũng xoay quanh một chủ để rất thú vị, đó là Kiến Trúc.
Trong cuốn sách có 1 tình tiết mà mình nhớ mãi, đó là việc Howard Roark thiết kế 1 Trạm xăng, trạm xăng đó rất “dị”, nó kết hợp bởi hình khối thay vì các mái vòm theo kiểu kiến trúc phục hưng thời bấy giờ (nó là tiền thân của trạm xăng thời nay), nó xấu đến nỗi không ai thèm thuê Roark thiết kế cả.
Tuy nhiên, lúc đấy, có 1 người doanh nhân tên A vì không đủ tiền thuê các Kiến trúc sư nổi tiếng khác, nên đã thuê Roark thiết kế trạm xăng cho mình.
Kỳ lạ thay, trạm xăng của A xây lên, sau vài tháng hoạt động, công suất tăng hẳn 200% do lưu lượng xe ra vào dễ, thời gian để đổ xăng được tối giản, và thời gian 1 xe dừng lại để lấy xăng giảm hẳn 1 nửa.
Howard Roark thời bấy giờ, là 1 bậc đại tài hiếm có, cũng là người đã dũng cảm và điên cuồng theo đuổi đam mê, đi lại hết thảy các định kiến xã hội phục hưng, để xây lên các building hình khối mà chúng ta thấy rất phổ biến ngày nay. Building hình khối của Roark tuy rất dị, và đối ngược hoàn toàn với xã hội thời bấy giờ, nhưng những users của sống trong đó thì rất happy, họ thích sống trong những căn nhà đấy, nó mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nó easy-to-use và mang lại năng suất tốt đa lúc sống và làm việc.
Quay trở lại câu chuyện về phần mềm
Ai cũng biết phần mềm sinh ra để giải quyết bài toán nào đó, tuy nhiên, sự khác biệt về tài năng của những người lập trình phần mềm giỏi là cách họ tổ chức sắp xếp phần mềm (phương pháp luận) để giải bài toán đó.
Cách đây không lâu, mình có 1 người chị quen thân đang nhờ tìm hiểu phần mềm mà công ty chị ấy sắp ký, mình đã dành nguyên ngày chủ nhật, nghiên cứu dưới góc nhìn của end-user và công tâm nhất có thể, để có thể cung cấp đầy đủ thông tin tới chị của mình. Mới lúc đầu khi sử dụng, mình thấy “ok, good” nó cũng thoáng và dễ nhìn. Tuy nhiên, càng xài, mình càng cảm thấy nó bị “ngược ngược”, nó khiến trải nghiệm làm việc end-user bị xáo trộn và bị rối. Cảm giác như nó là 1 tổ hợp các tính năng được add-on vào để cho đầy đủ nhưng chưa thực sự được thiết kế theo 1 flow chuẩn chỉnh, hay 1 phương pháp luận cụ thể để dẫn dắt end-user làm việc tốt hơn, vì thế mình đã bị “lạc lối” ngay chính trong phần mềm đó.
Tiếp đến là câu chuyện mua phần mềm
Cũng thuê kiến trúc sư xây nhà, ai chả biết là kiến trúc sư là thiết kế được nhà, nhưng cùng 2 ngôi nhà giống nhau ở bề ngoài, nhưng nếu là ngôi nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư giỏi, họ sẽ đặt mình vào vị trí người sống trong chính ngôi nhà đó, và họ sẽ thiết kế lên 1 ngôi nhà để người ở trong đấy cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất.
Phần mềm cũng vậy, đằng nào chả biết là phần mềm sinh ra để giải bài toán, nhưng đỉnh cao của phần mềm nó phải được thiết kế làm sao để có thể dẫn dắt Người Sử Dụng phần mềm đó, các end-users, tự giải được bài toán của chính họ 1 cách tiện lợi, nhẹ nhàng, năng suất và tối ưu chi phí nhất.
Có nghĩa là: Phần mềm dẫn dắt người dùng tự giải bài toán, không phải phần mềm đi giải bài toán, như thế cần gì người dùng nữa
Một phần mềm không chỉ là một tổ hợp tính năng công nghệ, mà phải có phương pháp luận, có “long mạch”, có “linh hồn” trong phần mềm ấy. Mình nhìn thấy các tính năng của Base có lượng chất xám lớn mà ít có phần mềm trên thị trường có được. Khi tìm hiểu sâu, đơn giản như Base Request thôi cũng giúp mình khám phá nhiều kiến thức về phương pháp luận về quản trị, giúp người dùng có thể sử dụng một cách thông minh và sáng tạo.
3. Với Nghĩa, một lãnh đạo tốt phải có những tố chất nào?
Yếu tố quan trọng nhất theo mình chính là: Chính nghĩa *cười, anh em hay trêu mình tên Nghĩa nên toàn dặn anh em làm gì cũng phải “chính Nghĩa”.
Theo mình, khi một người lãnh đạo luôn kiên trì theo đuổi một sứ mệnh đúng đắn, mang lại lợi ích cho người khác, cho công ty và cho xã hội, thì những người nhân viên cấp dưới sẽ follow anh ta. Tức là: Lãnh đạo follow sứ mệnh, nhân viên follow lãnh đạo.
Thứ 2, theo mình, lãnh đạo là phải lo được cho anh em. Hết mình vì anh em, anh em sẽ hết lòng với mình. Khi anh em đã tin mình và theo mình, thì cuộc sống anh em phải đi lên, thì mới bền được.
Mình vẫn nhớ như in chiều ngày 30 tết năm 2020, mình và Ngọc Lê bị kẹt lại Sài Gòn do dịch Covid, hai anh em ngồi tại quán coffee ở Quận 2 để review lại một năm cũ vừa qua và lập kế hoạch cho năm mới. Thời điểm đấy thì mình có hỏi: “Thu nhập năm vừa qua sau thuế được bao nhiêu vậy Ngọc?”
Sau khi nghe Ngọc trả lời thì mình bảo: “Gấp 3, năm nay tôi với ông phải cố gắng x3 lần thu nhập sau thuế, chắc chắn phải làm cho được!”
Nhờ xác định mục tiêu đó và nỗ lực hết mình, kết quả là năm đó Ngọc Lê x4 thu nhập, trở thành một trong những BC có thu nhập cao nhất Base.
Thứ 3, theo mình, người lãnh đạo cần tiên phong trong việc phá vỡ các giới hạn, tiếng anh hay gọi là “raise the bar”.
Là người đứng đầu, theo mình, người lãnh đạo cần liên tục nâng cao chuẩn mực – standard requirements của anh em, từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp khai phá tiềm năng và năng lực của nhân viên, đưa cả đội nhóm đạt mức performance lớn hơn.
Ở Base HCM, mọi người hay bảo là cứ đứa BC nào sắp nghỉ việc thì cứ quăng qua cho ông Nghĩa, kiểu gì cũng ngon, *cười. Thực tế là trải qua gần 04 năm làm leader rồi làm manager, mình đã trực tiếp train và coach cho rất nhiều bạn BC từ under performer trở thành high performer và supper star. Quá trình theo sát các bạn rất cực và tốn nhiều thời gian, nhưng tính mình thích vậy, *cười.
4. Được xem là một trong những BC đạt nhiều thành tích nhất tại Base, liệu Nghĩa có gặp phải những nỗi ám ảnh về công việc?
Mình không nghĩ đó là ám ảnh công việc, mà là sự khát khao học hỏi. Với mình, học tập là một nhu cầu không thể thiếu của bản thân như ăn uống và hít thở khí trời vậy. Đã có khoảng hơn 3 năm mình làm việc xuyên tuần, không có khái niệm thứ 7, chủ nhật mà không cảm thấy mệt mỏi, luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng vì học được điều mới. Với mình, chủ nhật là ngày quan trọng nhất trong tuần để xử lý việc phát sinh trong tuần và sắp xếp kế hoạch làm việc tuần sau. Hình ảnh mỗi cuối tuần mình ra quán cafe làm việc từ sáng đến tối và ăn trưa tại quán là chuyện bình thường.
Mình không bao giờ sợ cơ thể này mệt hay đôi chân này mỏi, đối với mình, sự mỏi mệt physical không bao giờ đáng sợ bằng sự mỏi mệt và chán nản về mental. Mình chỉ sợ khi con tim này hết khát khao, thì sẽ hết “nguyên liệu” cho khối óc hoạt động. Mà khi não ngừng hoạt động, mình cảm thấy thật vô dụng.
5. Nhìn nhận lại bản thân, đâu là những thế mạnh “unique selling point” của Nghĩa so với các BC khác?
Điểm mạnh nhất của mình chính là tư duy logic, hiểu “chiều sâu” của sản phẩm và cách ứng dụng giải pháp để giải những bài toán, những “nỗi đau” của khách hàng. Kiến thức này được mình rèn giũa thông qua việc tìm hiểu nhiều phần mềm công nghệ khác nhau, tự mày mò sử dụng và tự đúc rút phương pháp luận.
Một điểm mạnh nữa của mình chính là quá trình reflect soi chiếu bản thân thường diễn ra nhanh hơn người khác, thậm chí theo chu kỳ ngày/tuần chứ không chờ đến theo tháng hay quý. Mình luôn tâm niệm mỗi ngày đi làm đều như ngày đầu tiên, không bỏ lỡ cơ hội và bài học nào dù deal won hay lost. Hồi còn chạy số, mình xử lý trung bình 1000 deal, 1 vạn activities, đó đều là những lần học, “relearn” liên tục để không phạm phải lỗi lầm cũ. Mình luôn chú trọng note rất kỹ các thông tin trên từng deal để dòng chảy thông tin với khách hàng được liền mạch, tìm ra giải pháp tốt nhất cho từng bài toán của khách hàng.
7. Nghĩa thường xuyên share hình ảnh “I need to work harder” trên trang cá nhân, và thậm chí nó trở thành 1 signature của anh em Basers vì khi thấy Nghĩa share hình ảnh này thì thường có huge deal won, đây có phải chân lý sống của Nghĩa?
Đây là câu nói trong của Bill Gate trong bộ phim Inside Bill’s Brain – bộ phim mình đã xem rất nhiều lần, mỗi thời điểm xem đều có một cảm nhận khác nhau.
Khi được hỏi “what is your worst fear?”, Bill trả lời: “I don’t want my brain to stop working”. Lần đầu tiên khi xem phim, mình tưởng là Bill sợ chết, *cười, vì chết đồng nghĩa với não ngừng hoạt động. Nhưng dần dần thì mình nhận ra, ông sợ bản thân mình Ngừng tư duy, Ngừng làm việc.
Mình cũng sợ bản thân mình ngừng làm việc. Vì khi ngừng làm việc, mình thấy thật vô dụng. Một ngày lao động cật lực, đêm về ngủ ngon giấc. Một tháng làm việc cật lực, bản thân sẽ tiến bộ đi lên. Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, cuộc đời sẽ thay đổi.“I need to work harder” là câu “kim chỉ nam” của mình đã tự dặn rất nhiều lần mỗi khi mình đối mặt với những khó khăn trong công việc và cả những “cám dỗ” trong cuộc sống. Nhiều khi “con khỉ” trong đầu mình vùng dậy và muốn chiếm quyền kiểm soát trí não, thì câu nói này là lời cảnh tỉnh để kéo bản thân mình trở lại.
8. Vậy những lúc phong độ đi xuống, Nghĩa sẽ giải quyết bằng cách nào?
Đến thời điểm hiện tại, dù là người duy nhất tại Base có 33 tháng liên tục không thiếu KPI, hơn 50% số tháng trong đó đạt Out Performance, nhưng không phải lúc nào mình cũng giữ được “phong độ”. Bản thân mình cũng phải vượt qua rất nhiều cám dỗ khi tâm trí có khi chỉ muốn “chơi đi, chơi đi, đừng làm việc nữa” .
Tuy nhiên, do bản thân là người cầu toàn, nên mình luôn cố gắng để bản thân không “rơi” quá 2 tuần. Khi đã nhận biết được lý do khiến hiệu suất và chất lượng công việc chưa ổn, mình sẽ ngay lập tức review lại trong từng hoạt động, cải tiến ngay từ những việc nhỏ nhất như: Cách làm slide thuyết trình, cách trao đổi qua điện thoại với khách hàng… đến nhìn lại sâu hơn thực trạng mỗi doanh nghiệp đang gặp khó ở vấn đề nào, lý do sâu xa nào khiến doanh nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp chưa đi đến tiếng nói chung…
9. Đúc kết 04 năm làm việc, Nghĩa có lời khuyên nào dành cho các bạn BC?
Điều thứ nhất chính là không bao giờ tự mãn, không quá “say men chiến thắng”: Để làm một BC giỏi trong 1 – 2 tháng rất dễ, nhưng để duy trì phong độ trở thành một BC giỏi suốt một thời gian dài thì bạn phải thay đổi tư duy: Hôm nay là 1 ngày mới bắt đầu, 1 cuộc chiến mới, mọi thứ sẽ về số 0. Và chúng ta lại tiếp tục hành trình từ 0 đến 1. Nếu cứ tự mãn với thành tựu quá khứ sẽ không bao giờ phát triển được.
Thứ hai chính là chăm chỉ, học hỏi liên tục – Lifelong Learning: Nếu làm việc chỉ dựa vào kỹ năng mềm và không chịu học hỏi thêm, bạn sẽ trở nên thụt lùi. Mình đã từng chứng kiến có những bạn ban đầu có năng lực rất tốt, nhưng sau khoảng 02 năm thì phong độ trở nên trì trệ. Nguyên nhân do bạn chủ quan về năng lực của bản thân, không chăm chỉ học hỏi và cải thiện về kiến thức, sức khỏe. Đừng nghĩ giỏi thì không cần phải chăm chỉ, ở Base, mình đã chứng kiến rất nhiều nhân sự vừa thông minh, vừa vô cùng chăm chỉ làm việc từ sáng đến đêm khuya để tạo ra giá trị.
Thứ ba chính là dành tình yêu với sản phẩm công nghệ, ngành SAAS: Trong ngành công nghệ – một ngành dễ đánh mất ưu thế vào tay đối thủ, nếu không có sự yêu thích công việc hằng ngày, không hiểu sâu về sản phẩm và có cái nhìn bao quát về thị trường công nghệ, rất khó để bạn có thể đưa ra những tư vấn chính xác về giải pháp cho doanh nghiệp.
Thứ tư là dành tình yêu với khách hàng: Không điều gì tuyệt vời hơn khi công việc của mình có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp, nghe được những lời cảm ơn khi lãnh đạo bớt áp lực hơn trong vận hành quản trị.
Kết bài viết, chúng tôi xin được trích dẫn bài đăng Nghĩa từng viết khi nhận được Cổ phiếu thưởng cho nhân viên xuất sắc:
“Base Share-awards (Cổ phiếu thưởng) for Amazing Employees” – Sự kiện khiến mình bật khóc vì đã tăng thêm niềm tin rằng con đường mình đang đi là đúng đắn và xứng đáng.
Những bài toán và nhiệm vụ khó khăn của một công ty tăng trưởng là chất xúc tác để Nhân viên Tiến Hoá. Vòng lặp đó diễn ra không ngừng, nhân viên không thể tiến hoá nếu tổ chức không tăng trưởng, và tổ chức không tăng trưởng nếu nhân viên không tiến hoá.
Tất nhiên, không phải sự tiến hoá nào cũng dễ dàng và đôi khi, chúng ta phải chấp nhận: mất thời gian dành cho bản thân, dành cho gia đình, ước mong quay trở lại UK để thăm bạn bè vẫn chưa có thời gian thực hiện...
Thế nhưng
Tôi may mắn được join vào 1 tổ chức tăng trưởng x2 hằng năm, may mắn được follow người lãnh đạo với giấc mơ và hoài bão rất lớn, và mong muốn được là một phần của giấc mơ đó chính là Động lực để tôi không ngừng gia tốc cho bánh xe tiến hoá của bản thân.
Tiền bạc, tới một ngưỡng nào đó, sẽ không còn quá quan trọng, điều thiêng liêng nhất chính là những dấu ấn và legacy mà chúng ta để lại.
“IPO!
Một ngày nào đó, sớm thôi, ngày anh Hùng đánh những tiếng chuông thiêng liêng, đánh dấu việc Base trở thành một Công ty Đại chúng.
Tất cả chúng ta sẽ có mặt ở đó, hân hoan, xúc động tràn nước mắt và nhìn lại hành trình mà chúng ta đã trải qua như một giấc mơ vừa mới đây thôi!”